Page 37 - Cầm nang Du lịch Núi Cấm
P. 37

Thánh Tịnh Cao Đài Tự








                  hánh Tịnh Cao Đài Tự trên Núi Cấm, thuộc ấp Rau Tần, xã
              TAn Hảo, Thị xã Tịnh Biên, An Giang. Đây là một trong những
          thánh thất cổ được xây dựng để làm đền thờ Đức Chí Tôn và làm nơi
          tín ngưỡng cho bổn đạo địa phương.
              Tương truyền bà Phạm Thị Kiển xuất thân từ dòng dõi tướng
          Trương Định (Bình Tây Đại nguyên soái). Sau cuộc khởi nghĩa bị thất
          bại ở Gia Định, thân tộc ông bị giặc Pháp truy lùng giết hại nên đã
          trốn vào các tỉnh miền Tây Nam Kỳ sinh sống. Đến những năm cuối
          thế kỷ XIX, bị giặc Pháp phát hiện và sát hại, may mắn bà chạy thoát
          và mang theo Trương Minh Thành (cháu của Trương Định) lên Núi
          Cấm sinh sống (Vào những năm đầu thế kỷ XX). Bà đã khai khẩn
          vùng đất chùa Cao Đài làm rẫy và trồng cây ăn trái. Sau một thời gian,
          bà xây dựng Nguyệt Thanh Am (Thờ Phật Mẫu Diệu Trì) để tu hành
          sống kiêm thêm nghề đỡ đẻ cho bà con lân cận trên núi. Năm 1930,
          bà giao phần đất này cho ông Nguyễn Ngọc Tảo (Quê ở Cà Mau) xây
                                                dựng chùa Cao Đài. Khoảng
                                                năm 1954 – 1955, nửa đêm
                                                đang nằm ngủ, bà bị một con
                                                cọp bạch tấn công vào nhà,
                                                sợ quá bà ngất đi. Khi tỉnh
                                                dậy, bà thấy mình ở trong
                                                hang đá có con cọp cái đang
                                                sinh khó (do đẻ ngược), bà
                                                đã giúp cọp cái đẻ con và
                                                được cọp đực đưa trở vền
                                                hà. Để đền ơn, cọp đực đã
                                                nhiều lần bắt heo, nai cho
                                                bà, nhờ đó dân chúng mới
                                                biết và gọi bà với biệt danh
                                                là bà mụ Cọp.

                                                                         37
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42