Page 16 - Cầm nang Du lịch Núi Cấm
P. 16
chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng là 27x27 m. Tổng trọng
lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn, riêng tượng Phật nặng 600 tấn.
Tượng to cao hoành tráng (khi đến gần phải ngước mặt lên mới
chiêm ngưỡng được hết pho tượng này), mang phong cách nghệ thuật
phương Đông, kỹ thuật tạo hình song hành hai thủ pháp điêu khắc dân
gian và chuyên nghiệp, bố cục chặt chẽ theo phương pháp đồ tượng
học chuẩn xác, nghệ thuật chạm tô vẽ phối màu đạt trình độ thẩm mỹ
cao. Đặc biệt là tài năng đặc tả thần thái của nét mặt sống động, với các
chi tiết từ ánh mắt hiền từ, thánh thiện, nụ cười hoan hỉ, bao dung của
Phật, đến vành tai, tư thế ngồi, hướng nhìn… khá hoàn mỹ, làm sững
sờ người xem. Toàn thân tượng phủ một màu trắng tinh khôi, kiểu
ngồi tọa sơn, vững chãi ung dung tự tại cùng bụng thật to đặc trưng
của Phật Di Lặc, mặt hướng về phía Nam, tiếp giáp hồ Thủy Liêm hiền
hòa mát mẽ. Điều thú vị nhất là khi đứng ở vị trí nào trên Cấm Sơn
cũng đều thấy bảo tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng tinh anh, ngồi
đường bệ sừng sững giữa mây trời, non xanh bao la.
Từ vị thế, quy mô và giá trị mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình Phật
tượng, ngày 2 tháng 1 năm 2006, tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm
được Tổ chức
Kỷ lục Việt Nam
xác lập kỷ lục là
“tượng Phật Di
Lặc trên đỉnh
núi lớn nhất Việt
Nam” và đến ngày
29 tháng 5 năm
2013, Tổ chức Kỷ
lục Châu Á công
nhận tượng Phật
Di Lặc trên đỉnh
Núi Cấm, Thị xã
Tịnh Biên, tỉnh An
Giang là “tượng
Phật Di Lặc lớn
nhất trên đỉnh núi
ở Châu Á”.
16