Page 20 - Cầm nang Du lịch Núi Cấm
P. 20
cốc), vì vậy người dân
quen gọi là chùa Phật
Lớn. Và gọi vậy, còn để
phân biệt với chùa Phật
Nhỏ ở hướng đông,
cũng trên núi này. Cũng
nhờ có chùa, có “ông
Phật”, bọn lính cũng
ít để ý tới, nên tại ngôi
chùa này ông Bảy Do
đã lập một võ phái lấy
tên là võ phái Nam Cực
Đường, nhiều môn đồ
theo học. Ban ngày họ vẫn lên núi khai hoang làm rẫy, đêm đến, khi thấy
tình hình an toàn, thì các đệ tử cùng nhau kéo ra luyện tập võ nghệ ngay
tại sân chùa hoặc ở vồ đá to. Song trong quá trình kiểm tra chùa, quân
đội thực dân tìm thấy nhiều đồ dùng, và do đó, họ kết tội ông Bảy Do là
một người mưu đồ làm quốc sự và bắt ông ta vào tù. Không khuất phục
trước kẻ thù, ông Bảy Do đã cắn lưỡi tử tiết trong đề lao trên hải đảo vào
ngày rằm tháng 3 năm 1926, lúc đó ông mới 45 tuổi. (Theo G.Coulet: Les
sociétés secrètes enterre d’Annam. S, Ardrin, 1926).
Chùa Phật Lớn, từ khi ông Bảy Do bị giăc bắt, trở nên hoang
tàn, ít lâu sau có một đạo sĩ tên Trương Minh Thành đã tìm đến ở tu.
Đạo sĩ Thành cho cất lại chùa ngay trên nền cũ Nam Các tự, nơi có
tượng Phật ông Bảy Do để lại và lấy tên là chùa Phật Lớn. Tháng 7
năm 2008, chùa Phật Lớn được xây dựng lại trên nền cũ, với thiết kế
quy mô trên diện tích 13.160m và mang tên “Thiện viện Chùa Phật
2
Lớn”, song vẫn mang đậm phong cách cổ truyền Á Đông, vẫn giữ
được những đường nét truyền thống của chùa chiền Việt Nam.
Khuôn viên chùa bao gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu
nhà nghỉ, hệ thống cung cấp điện và nước để phục vụ việc thờ cúng
và đón tiếp khách đến thành hương hay vãng cảnh. Chùa còn có
một tượng Phật đồng cao 2,2 mét, nặng 2,5 tấn, và tòa sen 0,9 mét
do nhóm nghệ nhân từ thành phố Huế thực hiện. Khuôn viên rộng
lớn của chùa với nhiều cây cổ thụ quý trên 100 năm tuổi tạo nên một
không gian trầm mặc và tôn nghiêm thêm cho ngôi chùa.
20